Lựa chọn thảm tập YOGA phù hợp

Lựa chọn thảm tập Yoga phù hợp

Lựa chọn thảm tập Yoga phù hợp với nhu cầu và túi tiền là công việc không hề dễ dàng trước sự đa dạng chủng loại các loại thảm tập Yoga hiện có trên thị trường. Có 3 thông số kỹ thuật cơ bản mà bạn cần quan tâm khi chọn mua một thảm tập phù hợp: chất liệu, kích thướcđộ dày. Giá cả của thảm sẽ dao động tùy vào sự khác nhau giữa các thông số này. Ngoài ra còn có yếu tố thương hiệu cũng ảnh hưởng lớn đến giá. Tuy nhiên, bài viết này xin không đề cập đến vấn đề thương hiệu mà chỉ đi sâu vào ba thông số quan trọng trên để giúp bạn lựa chọn được thảm tập Yoga tốt nhất cho mình.

1. Chất liệu: PVC và TPE

Đây là thông số quan trọng nhất khi lựa chọn thảm Yoga, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của thảm và cũng quyết định chính đến giá thành của sản phẩm. Có hai loại chất liệu chính dùng để chế tạo ra thảm Yoga trên thị trường hiện nay: PVC (Polyvinyl chloride) và TPE (Thermoplastic Elastomer)

Chất liệu PVC

Thảm Yoga bằng chất liệu PVC
Thảm Yoga bằng chất liệu PVC

Đây là chất liệu làm thảm tập Yoga phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với ưu thế giá rẻ, chỉ bằng 1/4 thảm cao cấp bằng chất liệu TPE. Một số cửa hàng thường mập mờ với tên gọi Thảm nhựa cao cấp tuy nhiên bản chất nó vẫn là thảm PVC, khi mua bạn cần phải kiểm tra kỹ xem chất liệu thảm là PVC hay TPE để tránh mua nhầm. Chất lượng thảm PVC rất chênh lệch tùy thuộc vào năng lực của nhà sản xuất. Nếu tập thường xuyên thì bạn có thể sử dụng thảm này được 6-12 tháng, sau đó sẽ nhận thấy thảm bị mất độ dày, mất độ đàn hồi hoặc dơ mà không cải thiện được và các hạt nhựa liên kết bị nứt, bong. Đặc điểm chung có thể cảm nhận ở thảm mới là mùi nhựa rất nặng sẽ tác động xấu lên việc hít thở sâu khi tập Yoga. Gía chung trên thị trường cho loại thảm này từ 110.000đ-230.000đ/thảm (Chênh lệch giá cả tùy thuộc chất lượng nhà sản xuất và độ dày của thảm)

Chất liệu TPE

Thảm Yoga bằng chất liệu TPE
Thảm Yoga bằng chất liệu TPE

Đây là vật liệu cao cấp mới được sử dụng để chế tạo thảm Yoga trong thời gian gần đây. TPE được chế tạo từ cao su non có độ đàn hồi cao, khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực rất cao. Vật liệu TPE được gia công theo quy trình ép khuôn bằng nhiệt, không chứa các hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường (tái sử dụng được) và an toàn khi tiếp xúc với da.

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực tốt, chịu được nhiệt độ cao
  • Độ bám rất tốt nên khả năng chống trượt cao, hỗ trợ tối ưu cho việc tập Yoga.
  • Tuổi thọ cao: sử dụng lý tưởng 4-5 năm

Khuyết điểm

  • Giá cao hơn nhiều lần thảm PVC, giá chung trên thị trường cho thảm TPE dao động từ 450.000-1.750.000đ (sai khác giá do độ dày, kích thước, kiểu dáng và thương hiệu).

2. Kích thước:

Có hai kích thước thông dụng của thảm Yoga là 173cm x 61cm và 183cm x 61cm Thông dụng nhất trên thị trường là 173cm x 61cm nếu bạn cao trên 1m60 bạn nên chọn loại thảm 183cm x 63cm để được thoải mái hơn. Trong dòng thảm PVC, rất nhiều nhà cung cấp đã mua thảm cuộn loại mỏng (thường là 3.5mm-4mm) và về cắt theo kích cỡ nhỏ hơn 1 chút để ra các cỡ thảm không đúng tiêu chuẩn và bán rẻ hơn (168x58cm, 170x60cm…) Sai khác giữa 2 kích cỡ khiến giá dao động từ 100.000-250.000đ/thảm. Thảm cao cấp thì thường có kích cỡ chuẩn do đúc khuôn từng tấm riêng không phải sản xuất theo cuộn lớn như thảm PVC.

3. Độ dày:

Với rất nhiều thông số độ dày thảm khác nhau, đây là một trong những thông số khiến nhiều bạn phân vân nhất. Thảm càng dày thì độ hỗ trợ càng tốt, phù hợp với những người mới bắt đầu.

  • 3mm, 4mm, 5mm dành cho các thầy-cô hoặc những người đã tập luyện Yoga ít nhất 1-2 năm
  • 6mm, 8mm, 15mm dành cho người học, người mới bắt đầu

Đối với thảm PVC tại Việt Nam đang có các loại 3mm, 4mm, 5mm và 6mm. Thảm TPE phổ biến nhất các loại 4mm, 6mm và 8mm. Sai khác độ dày sẽ khiên giá thảm dao động 100.000-500.000 đối với thảm TPE cao cấp hoặc 30.000-80.000 với thảm PVC   Như vậy từ giờ bạn đã có thể tự lựa cho mình một tấm thảm tốt, phù hợp với túi tiền và có tiêu chuẩn phù hợp để luyện tập rồi đó.

Lưu ý thêm:

  1. Nếu bạn có vấn đề về hô hấp như xoang, viêm mũi… hoặc hay bị dị ứng với mùi, da mẫn cảm => bạn không nên dùng thảm nhựa PVC
  2. Nếu bạn chỉ mới thử tập Yoga (chưa quyết định lâu dài) thì bạn nên mua loại thảm PVC để tiết kiệm hơn nhưng phải lưu ý về độ dày của thảm và cần giặt phơi thảm vài lần trước khi sử dụng. Không phơi thảm PVC ngoài trời nắng to và tránh để thảm gần các nguồn nhiệt mạnh (bếp gaz, máy sưởi…)
  3. Nếu bạn dự định gắn bó lâu dài với Yoga, hãy chọn loại thảm TPE bởi nó sẽ tiết kiệm hơn cho bạn khi sử dụng (mặc dù giá đầu tư ban đầu có vẻ rất cao nhưng xét thời gian sử dụng và xét độ an toàn của chất liệu thì thảm TPE thực ra hợp lý hơn thảm PVC rất nhiều)
  4. Theo kinh nghiệm sử dụng của tôi bạn nên mua loại thảm dày 6mm là lý tưởng nhất. Nếu bạn có cân nặng vượt chuẩn bạn nên chọn loại thảm dày (8mm hoặc 15mm) để giảm mức chịu lực ở đầu gối hay bàn tay lên sàn khi tập luyện
  5. Thảm tập Yoga có TIÊU CHUẨN KHÁC với các thảm tập thể dục khác. Hãy lưu ý khi chọn thảm, đừng quá căn cứ vào giá cả của nó. Thảm tập thể dục khác thường mỏng hơn, và có kích thước khác kích thước tiêu chuẩn của thảm Yoga.

Ngoài ra trên thị trường còn có loại thảm khăn (giá 150.000đ-600.000đ/tấm) có chứa hạt nhựa Silicon chống trượt được khuyên là có thể dùng thay thảm để mang vác được gọn nhẹ hơn nhưng bạn chỉ nên mua thảm khăn khi bạn là người dễ ra mồ hôi và khi dùng cần dùng kèm với thảm chính (khi đó bạn có thể mua thảm chính mỏng lại cũng được).

 

BH Sports hiện đang cung cấp sản phẩm thảm tập cao cấp TPE với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.

Bình luận (0 bình luận)